BỆNH VIỆN
TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC

BỆNH BẠCH CẦU CẤP ( LEUKEMIA CẤP)


         ĐỊNH NGHĨA:

  • Bạch cầu cấp là tình trạng cấp tính của bệnh lý ác tính tại tủy xương (Ung thư máu cấp tính).
  • Để thuận lợi cho việc điều trị, người ta tạm chia bạch cấu cấp làm 3 nhóm: nhóm bạch cầu cấp ở trẻ em (<16 tuổi); nhóm bạch cấu cấp ở người lớn ( ≥ 16 tuổi) và nhóm bạch cầu cấp trên người già (> 60 tuổi).
  • Theo các thống kê mới nhất của Châu Âu, tỷ lệmắc bệnh bạch cầu cấp trong cộng đồng hiện nay tăng cao so với thống kê của 10 năm trước; từ 3-5 người/100.000 dân đến 8-9 người/ 100.000 dân; và chiếm khoảng 5% tổng số ung thư ở mọi lứa tuổi.
  • Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ khoảng 1,5/1.

         NGUYÊN NHÂN:

      Cho đến nay, y học đang tìm kiếm nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh bạch cầu cấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ghi nhận các yếu tố liên quan đến bệnh lý này như sau:

  • Hóa chất : các chất nhóm Alkyl, nhóm benzen (những hóa chất có cấu trúc hóa học nhân vòng).
  • Tia xạ hay tia ion hóa: tỷ lệ bệnh bạch cầu cấp gặp nhiều ở những người tiếp xúc với tia xạ lâu ngày hay ở trong vùng nhiễm xạ nặng.
  • Virus: nhiều nghiên cứu ghi nhận một số virus gây bệnh trên người một thời gian dài cũng gây ung thư. Ví dụ: EBV gây ung thư vòm, HTLV1,2 gây bệnh bạch cầu cấp dòng lympho T….
  • Bất thường nhiễm sắc thể: đây là nguyên nhân thường gặp trên bệnh nhân bạch cầu cấp.
  • Yếu tố di truyền: có một số bệnh bẩm sinh di truyền như Hội chứng Down, hội chứng thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, hội chứng Poland… gây người bệnh dễ mắc thêm bệnh bạch cầu cấp.
  • Yếu tố môi trường: môi trường bị nhiễm độc do hóa chất, thuốc trừ sâu, tia xạ…gây nên tình trạng nhiễm độc nguồn nước, thức ăn…và các chất độc này gây đột biến nhiễm sắc thể, gây ung thư máu.

         BIỂU HIỆN BỆNH BẠCH CẦU CẤP:

 

      Các triệu chứng thường gặp nhiều nhất là:

  • Sốt kéo dài trên một tuần, sốt cao, thất thường và điều trị thuốc kháng sinh hay hạ sốt nhưng không hết.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Xanh xao có thể kèm theo vàng da (một số trường hợp)
  • Một số triệu chứng đi kèm, ít gặp khác:
  • Bụng to, cứng
  • Viêm loét miệng hay vòm họng
  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Nốt xuất huyết dưới da nhiều hay mảng bầm da nhiều. ….vv…

         PHÂN LOẠI:

 

      Chúng tôi tạm phân loại bệnh bạch cầu cấp làm 3 loại chính:

  1. Bạch cầu cấp dòng lympho
  2. Bạch cầu cấp dòng tủy
  3. Bạch cầu cấp khác: ít gặp, gồm bạch cầu cấp hỗn hợp (biphenotype), bạch cầu cấp khó xác định dòng.

         TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BẠCH CÂU CẤP:

  • Một khi đã gia đình ghi ngờ bệnh nhân bệnh bạch cầu cấp thì nên đến khám tại bệnh viện quận huyện gần nhất để phát hiện sớm và có cách can thiệp hiệu quả nhất và sớm nhất.
  • Không nên điều trị Đông y trước khi các bác sĩ tây y tư vấn.
  • Đối với bệnh nhân đang sốt cao có kèm nhức đầu dữ dội, gia đình nên cho uống nước thật nhiều > 2,5 lít/ngày và dung hạ sốt tạm thời trước khi đến bệnh viện. Uống nhiều nước là điều quan trọng nhất vì khi ấy, bệnh bạch cầu cấp có khuynh hướng gia tăng nhanh và mạnh, các tế bào ác tính được sinh sản liên tục có nguy cơ gây tắc mạch máu đặc biệt là tại não. Chính vì thế, giải pháp tạm thời của gia đình đối với bệnh nhân là nên cho uống nhiều nước để pha loãng phần nào sự cô đặc của các tế bào ác tính.

                                                                                                                                       Vũ Hoàng Phương Thư
Vũ Hoàng Phương Thư

TIN KHÁC