BỆNH VIỆN
TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SONDE TĨNH MẠCH TRUNG TÂM


    I. MỤC TIÊU

 - Cung cấp thông tin về sonde tĩnh mạch trung tâm cho bệnh nhân và người nhà

 

   II. VẤN ĐỀ:

 - Sonde tĩnh mạch trung tâm là cần thiết ở những bệnh nhân điều trị hóa trị liệu. Vì vậy những kiến thức cơ bản về sonde tĩnh mạch trung tâm là cần thiết để người nhà và bệnh nhân hiểu rõ trong quá trình sử dụng

  

   III. KHÁI NIỆM – VAI TRÒ

 - Một ống thông (sonde) tĩnh mạch trung tâm (KATHeter), còn được gọi CVC, là ống dài, mềm, mỏng, rỗng được đặt vào một tĩnh mạch lớn (mạch máu). Một ống thông tĩnh mạch trung tâm khác với một ống thông tĩnh mạch đặt ở tay hoặc cánh tay (còn gọi là ống thông tĩnh mạch ngoại vi). Một ống sonde trung tâm dài hơn, ống lớn hơn, và được đặt vào một tĩnh mạch lớn (trung tâm) cổ, ngực trên hoặc bẹn. Lợi ích đặc biệt của sonde tĩnh mạch trung tâm ở chỗ nó có thể truyền chất lỏng vào tĩnh mạch lớn hơn và có thể ở lại trong cơ thể khoảng thời gian dài hơn so với những đường tĩnh mạch bình thường và ngắn hơn khác.

 - Lý do cần đặt sonde tĩnh mạch trung tâm, nhất là ở bệnh nhân hóa trị:

  · Sử dụng để tiêm thuốc trong một thời gian dài vì một tĩnh mạch lớn có thể chịu được trong một thời gian dài hơn một tĩnh mạch nhỏ. Ví dụ về các loại thuốc như là kháng sinh và hóa trị.

  · Dùng để truyền thuốc cho một bệnh nhân ngoại trú. So với ống thông tĩnh mạch ngoại biên ngắn hơn, ở tĩnh mạch trung tâm ống thông ít có khả năng lệch khỏi tĩnh mạch và điều này cho phép có thể sử dụng sau khi xuất viện cho bệnh nhân ngoại trú

  · Nhanh chóng cung cấp một lượng lớn dịch hoặc máu, ví dụ khi có tình trạng sốc.

  · Để đo trực tiếp huyết áp ở mạch máu lớn hoặc mạch máu trung tâm. Điều này có thể giúp xác định lượng dịch cần bù.

  · Dùng để lấy mẫu máu thường xuyên (nhiều hơn một lần mỗi ngày) mà không bị vấn đề nghẹt kim như đường truyền ngoại biên

  · Dùng làm đường truyền dinh dưỡng trực tiếp vào máu khi thức ăn hoặc chất lỏng không thể được cho qua miệng, dạ dày hoặc ruột.

  · Dùng để lọc máu hoặc chiết tách khi cần

 

  IV. NHỮNG NGUY CƠ KHI CÓ ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRUNG TÂM

 - Khó chịu tại vị trí đặt: do kim hoặc do chưa quen. Cảm giác khó chịu thường nhẹ hoặc giảm đi khi ống thông được cố định

 - Chảy máu: Chảy máu có thể xảy ra khi đưa ống thông vào, thường chảy máu nhẹ và tự cầm sau đó.

 - Nhiễm trùng: bất kỳ ống thông nào vào cơ thể cũng có thể làm cho vi khuẩn từ da dễ dàng đi vào máu hơn. Chăm sóc đặc biệt, băng bó và làm sạch vùng da tại vị trí ống thông có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng

 - Tắt hoặc nghẹt ống thông: do cục máu đông hoặc do ống thông bị xoắn. Việc rửa ống thông định kì ngăn ngừa việc nghẹt ống. Nếu ống thông bị xoắn cần phải được kiểm tra bởi nhân viên y tế

 

  V. LƯU Ý CHO BỆNH NHÂN VÀ NGƯỜI NHÀ

 - Làm sao để hạn chế nhiễm trùng ống thông tĩnh mạch trung tâm?

Bất cứ vật gì chạm vào ống thông hoặc tiêm vào ống thông đều cần vô trùng

 - Làm sao nhận biết ống thông bị nhiễm trùng?

  · Đỏ, đau hoặc sưng vùng da quanh ống thông thậm chí có thể có dịch mủ quanh vùng chân ống thông

  · Dịch vàng hoặc xanh vùng sonde

  · Sốt hoặc cảm giác ớn lạnh

  · Bé khó chịu quấy nhiều

 - Những vấn đề khác:

  · Ống thông có thể bị nghẹt nếu khó hoặc không thể truyền dịch vào

  · Ống thông có thể bị lệch khỏi tĩnh mạch nếu chiều dài ống thông ngoài da ngày càng dài hơn

 

  VI. HÌNH ẢNH MINH HỌA

 

  HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOẠI SONDE TĨNH MẠCH TRUNG TÂM

 
  
 
      HÌNH ẢNH NHIỄM TRÙNG VÙNG ỐNG SONDE 
 
  
 
VII. NGUỒN:

1. Central venous catheter – American Thoracic Society. Am J Respir Crit Care Med Vol. 176, P3-P4, 2007. Online version updated April 2019. ATS Patient Education Series

2. Implanted Port – Care at Home (PDF). Copyright 1993, Nationwide Children’s Hospital

 
                                                                                                BS. Châu Thanh Thảo, BS. Võ Thị Thanh Trúc 
 

TIN KHÁC